Khu vực làm việc nào ở Philippines là tốt nhất
Table of Contents
Chỉ là đi chơi một buổi, vài ngày bạn đã phải dành thời gian để chuẩn bị đồ, huống hồ gì là đi làm việc tại một nơi cách nhà mình vài nghìn cây số. Ở môi trường đất khách quê người, bạn cần mang những gì để vừa đầy đủ nhất lại không quá cồng kềnh? Dưới đây sẽ là danh sách những vật dụng cần thiết nhất cho bạn
1. Hộ chiếu, Giấy tờ
Hộ chiếu
Đi làm việc tại nước ngoài không giống với việc bạn chuyển chỗ làm việc từ nơi này đến nơi khác trong nước. Nó phức tạp hơn rất nhiều. Thời gian chuẩn bị cần tiêu tốn nhiều hơn, chưa kể đến chi phí . Đặc biệt, bạn phải chuẩn bị kỹ càng các giấy tờ cần thiết đảm bảo cho chuyến đi của mình không phát sinh trường hợp rắc rối nào. Tại hải quan sân bay, mọi người thường gặp vấn đề liên quan đến hộ chiếu và các giấy tờ liên quan. Cụ thể như nào, cùng mình tìm hiểu nhé!

Hộ chiếu là điều kiện cần và đủ giúp bạn bay từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nó như một loại giấy tờ tùy thân cấp thiết tại sân bay. Nếu không có, bạn sẽ không thể xuất cảnh được đến bất cứ quốc gia nào được. Vì vậy, trước khi đi, hãy kiểm tra thật kỹ càng. Rằng bạn đã mang hộ chiếu hay chưa. Nếu không chuyến bay của bạn có khả năng sẽ phải tạm dừng. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ lẫn chất lượng công việc. Mình cũng xin chia sẻ một chút, hộ chiếu có thể dùng thay cho căn cước công dân bạn nhé. Nên bạn có thể không cần phải mang căn cước công nhân làm gì.
Lưu ý quan trọng rằng, hộ chiếu cần thời gian cấp. Theo quy định hiện hành từ Cổng thông tin điện tử về Xuất nhập cảnh Việt Nam thuộc Bộ Công an. Nếu làm tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương thì hộ chiếu sẽ được cấp trong hạn 08 ngày làm việc. Và 05 ngày làm việc nếu làm Hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Hộ chiếu cũng có giới hạn sử dụng như một số giấy tờ tùy thân khác.
Giấy tờ
Mỗi quốc lại sẽ yêu cầu thêm một số giấy tờ. Giấy tờ cũng phụ thuộc vào những hoạt động của bạn ở quốc gia đó. Ví dụ như, xuất cảnh sang Nhật Bản cần có thư mời gốc. Hàn Quốc bạn sẽ phải có sổ tiết kiệm 3 tháng trở lên với một mức tiết kiệm tối thiểu…
Nếu bạn có dự định thuê xe để sử dụng tại đây. Bạn cần có Giấy phép lái xe quốc tế. Hãy tìm hiểu rõ ràng quy trình cấp phép và sử dụng giấy tờ.
Chính vì vậy, nếu đã xác định đi làm việc tại nước ngoài, bạn cần bắt đầu chuẩn bị hồ sơ giấy tờ trước ít nhất nửa năm. Đảm bảo cho chuyến đi của bạn không gặp bất cứ rủi ro nào.
2. Tiền mặt – Thẻ thanh toán
Sau Visa, chắc chắn ai cũng sẽ khuyên bạn nên đổi tiền. Tại sao ư? Vì chắc chắn rằng, tại quốc gia bạn đến, không ai lại tiêu tiền Việt Nam cả. Và nếu bạn mang tiền Việt sang, thì cũng không chắc đổi được. Không phải ngân hàng nào cũng chấp nhận đổi lấy tiền Việt Nam. Vậy đổi tiền tại sân bay được không? Có đổi được nhưng rất đắt, tỷ giá tương đối cao. Bạn nên đến ngân hàng để đổi.

Bên cạnh tiền mặt, thẻ tín dụng cũng chính là trợ thủ thanh toán đắc lực khi sinh sống tại đất khách quê người. Visa hoặc Mastercard sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Đây là cách thanh toán nhanh chóng, thêm vào đó, bạn có thể hưởng những tiện ích ưu đãi khi thanh toán.
Vì vậy việc đổi tiền mặt hay mang thẻ tín dụng là không thể thiếu khi đi làm việc tại nước ngoài.
3. Điện thoại, sim điện thoại
Điện thoại là một thiết bị công nghệ không thể thiếu khi sang bên nước ngoài. Giúp bạn liên lạc người tin cậy khi gặp vấn đề rủi ro nào đó. Và đặc biệt gọi về cho gia đình. Bên cạnh đó, sạc dự phòng cũng là thiết bị rất cần thiết trong trường hợp bạn không có nguồn điện để sạc điện thoại.

Nếu điện thoại mà không có sim, giống như việc bạn mang ví mà không mang tiền vậy. Bạn có thể mua sim theo gói mạng để giảm chi phí. Sân bay cũng là một địa điểm khá lý tưởng để mua loại sim mạng.
4. Đồ vệ sinh cá nhân, thuốc
Thuốc men là thứ chắc chắn phải mang theo tiếp theo. Bạn nên mua sẵn các các bạn thuốc thông thường như: thuốc đau bụng, cảm cúm, nhỏ mắt đối với những công việc sử dụng máy tính nhiều … Lúc hiện tại bạn phải sử dụng thuốc chuyên dụng. Hãy mang theo đơn thuốc.
Theo cá nhân mình, cho dù nơi làm việc có sẵn các đồ dùng vệ sinh cá nhân, các bạn cũng nên mang theo dự bị. Điều này đảm bảo sự chủ động cũng như hạn chế khả năng bạn sử dụng không quen.

Bạn cũng nên mang theo một số thuốc như đau bụng, cảm cúm, urgo, bao cao su… Tất cả thuốc bạn nên để gọn trong 1 túi cho dễ tìm khi cần. Thuốc chữa bệnh phải kèm theo đơn thuốc trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của người kê đơn thuốc hay bác sĩ, họ tên, địa chỉ của hành khách.

5. Vali, Quần áo
Vali
Vali là một vật dụng ít ai để ý chuẩn bị. Tuy nhiên nó cũng khá là quan trọng. Bạn nên chọn những vali hỗ trợ lực hoặc trang bị tay kéo phụ. Cấu tạo cùng bánh xe lăn di chuyển dễ dàng hơn. Thiết kế có khóa kéo làm tăng diện tích của vali sẽ là một điểm cộng. Chưa kể đến chất liệu, bạn nên chọn vali có độ chống nước hoặc bằng nhựa dẻo bền, tránh nước, hạn chế va đập. Nếu không, trang bị một túi bọc chống nước cho vali cũng rất cần thiết.

Quần áo?
Nếu không mang theo quần áo thì sẽ không có gì mặc? Cũng không hoàn toàn đúng nhưng bạn đâu thể mua toàn bộ quần áo khi sang bên nước ngoài được. Điều này thật là rất tốn kém. Hãy mang cho mình những bộ quần áo thoải mái để mặc ở nhà và thêm những trang phục lịch sự.
Để tiết kiệm không gian của vali, bạn có thể tham khảo thứ tự xếp đồ sau: quần áo sơ mi, thun, tiếp đến đồ lót, cuối cùng mới đến áo khoác. Bạn có thể tham khảo cách gấp đồ giúp tiết kiệm diện tích trên Youtube. Nếu bạn đi vào mùa đông, hãy mặc bên ngoài 1 chiếc áo khoác vừa để giữ ấm cho cơ thể vừa không phải nhét vào vali.
Giày dép cũng là phụ kiện cần thiết khi đi làm. Tuy nhiên hạn chế đi cao gót bạn nhé! Nếu công việc của bạn yêu cầu đi cao gót, hãy lựa chọn đôi có độ cao vừa phải tránh gây đau nhức cho chân. Bạn nghĩ sao về một đôi giày thể thao với chất liệu êm ái cho đôi chân. Đem thêm 1 đôi dép đi trong nhà. Đây không phải một ý kiến tồi.
Tìm hiểu trước phong tục tập quán sẽ giúp bạn chọn trang phục mang theo phù hợp hơn. Ở những quốc gia theo đạo, bạn nên ăn mặc kín đáo, tránh những trang phục hở bạo=
6. Đồ ăn
Đề phòng trường hợp ban đầu bạn không hợp với đồ ăn, đồ ăn mang từ quê đến sẽ cứu cánh cho chiếc bụng đói. Bạn có thể mang theo những đồ ăn khô như: mì tôm, bánh, … Bạn không cần khai báo những đồ ăn mang đi. Chỉ cần đưa hành lý cho nhân viên an ninh quét mà thôi.

Sau đây là danh sách những thứ không được mang ra nước ngoài. Bạn lưu ý để tránh bị tịch thu và phạt nhé! Những thứ không được cho vào hành lý khi đi nước ngoài
- Những vật liệu, chất liệu gây và dễ gây cháy nổ (metal, butal, các khí đốt hóa lỏng, cồn…) hoặc các chất lỏng dễ cháy nổ như xăng, sơn, các loại dung môi pha sơn…
- Các chất độc hại, tẩy rửa, chất gây lây nhiễm; nguyên liệu phóng xạ…
- Nếu mang động vật phải khai báo và đăng ký. Tuyệt đối không được để động vật vào trong hành lý
- Các chất gây nghiện, ma túy, chất kích thích
- Vũ khí, những đồ vật có thể tạo thương tích
- Pin cũng không được mang theo trong hành lý. Trừ trường hợp là pin theo máy như điện thoại di động, máy ảnh, laptop…
Tùy mỗi vùng lãnh thổ và quốc gia sẽ có những quy định cấm mang những thứ khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kĩ càng mọi thứ để sẵn sàng làm việc phương trời mới. Ở nơi đất khách quê người sẽ tạo ra một con người bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn, giúp tạo tạo dựng sự nghiệp nhanh hơn. Chúc các bạn vững bước trên con đường đã chọn